Backlog và Back Order trong quản trị chuỗi cung ứng

Estimated read time 9 min read

Backlog và Back Order là 2 khái niệm quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng. Những khái niệm này dùng để chỉ các tình trạng của đơn hàng ở mức tích cực và tiêu cực trong quá trình vận chuyển và giao dịch hàng hóa. Các thông tin liên quan đến Backlog và Back Order, khi nào Backlog sẽ trở thành Back Order được Học viện Logistics Việt Nam chia sẻ chi tiết ở nội dung bên dưới.

Backlog là gì? Back Order là gì?

backlog là gì ?

 

Backlog là một thuật ngữ trong vận chuyển đơn hàng. Những đơn hàng đã được gửi đi nhưng chưa đến thời điểm giao hàng thì gọi là Backlog. Trong nguyên tắc của vận chuyển hàng hóa thì Backlog càng lớn chính là dấu hiệu của việc khách hàng muốn mua hàng và đang chờ nhận hàng của bạn vào thời điểm trong tương lai. Hiểu đơn giản là đơn hàng đã gửi nhưng chưa đến thời điểm giao hàng thì gọi là Backlog.

back order là gì?

Back Order là thuật ngữ để chỉ các tình trạng đơn hàng vì một số lý do nào đó mà bị chậm trễ, chưa được gửi đi. Nếu đã đến thời điểm nhận hàng mà vẫn chưa giao hàng thì gọi là Back Order.

Trong chuỗi cung ứng thì 2 thuật ngữ Backlog và Back Order vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn. Nếu tìm hiểu được khi nào Backlog sẽ trở thành Back Order sẽ giúp bạn hiểu và nhận định về 2 khái niệm này rõ ràng hơn.

Khi nào Backlog sẽ trở thành Back Order

Khi người bán trễ deadline giao hàng, thì Backlog sẽ trở thành Back Order. Chẳng hạn như:

Một khách hàng muốn đặt đơn hàng vào ngày 10/7 và muốn được nhận hàng vào ngày 15/7.

  • Trong thời gian từ 10/7 đến 15/7 thì đơn hàng đó được gọi là Backlog.
  • Nếu đến ngày 16.7 mà đơn hàng vẫn chưa được gửi đi thì đơn hàng đó trở thành Back Order.

Có thể khẳng định trong dịch vụ giao hàng thì Backlog có lợi còn Back Order là có hại. Chẳng khách hàng nào mong muốn hiện tượng Back Order sẽ xảy ra với đơn hàng của mình. Nếu hiện tượng này xảy ra thì chúng sẽ mang đến tâm lý không thoải mái cho khách hàng và giảm sự tín nhiệm của khách hàng đối với các nhà cung ứng.

Các vấn đề tích cực và tiêu cực của Backlog và Back Order

Backlog sẽ mang đến nhiều lợi ích, trong khi đó Back Order sẽ gây ra các vấn đề tiêu cực. Chẳng hạn như:

Các vấn đề tiêu cực của back order

Nếu có nhiều đơn hàng back order có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Back Order lại là yếu tố tiêu cực trong các vấn đề liên quan đến đơn hàng. Khi xảy ra hiện tượng back order có nghĩa là bên cung ứng đã không đáp ứng được đơn hàng của khách hàng. Trường hợp này có thể dẫn đến khách hàng sẽ hủy đơn hàng đã mua trước đó. Doanh thu của cá nhân và doanh nghiệp sẽ bị giảm sút đáng kể với các đơn hàng back order. 
  • Vấn đề tiếp theo là Back Order có thể để lại ấn tượng xấu trong tâm trí của khách hàng khiến khách hàng không có thiện cảm với công ty bạn và gần như cơ hội để quay lại đặt hàng cho những lần tiếp theo sẽ rất thấp.

Mặt tích cực của Backlog

Khi có nhiều đơn hàng Backlog sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

  • Trong chuỗi cung ứng, backlog luôn được các doanh nghiệp coi trọng. Khi có nhiều đơn hàng Backlog đồng nghĩa với việc là chuỗi cung ứng của bạn đã đáp ứng được thỏa mãn các nhu cầu mua hàng của khách hàng. Hàng hóa sẽ có đúng vào thời điểm mà khách hàng cần và luôn được bàn giao trong khoảng thời gian thích hợp.
  • Để chuỗi cung ứng luôn đạt hiệu quả tốt, tăng tín nhiệm với khách hàng và ổn định về doanh thu trong ngành vận chuyển, giao hàng thì nên cân đối giữa lượng Backlog và Back Order. Tốt nhất là nên giữ cho Back Order ở mức tối thiểu và tăng lượng chuỗi cung ứng Backlog lên càng cao càng tốt.

Muốn vận hành quản trị chuỗi cung ứng và tối ưu hóa Backlog và Back Order thì người quản lý phải tham gia các khóa học quản trị Logistic và chuỗi cung ứng. Sau các khóa học này, người quản lý có thể quản lý hệ thống chuỗi cung ứng: mua hàng, tồn khi, vận tải và phân phối hàng hóa một cách chuyên nghiệp.

Backlog và Back Order trong quản trị chuỗi cung ứng

Đơn hàng Backlog là những đơn hàng được đánh giá cao vì theo chuỗi cung ứng thì các đơn vị kinh doanh đã ước tính được số mặt hàng cần thiết và dự trữ để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Những dịch vụ hỗ trợ bán lẻ và vận chuyển đơn hàng để dự trữ đơn này luôn đúng thời hạn và tăng tiềm năng kinh doanh tốt hơn.

Có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến Backlog và Back Order. Chẳng hạn như:

  • Khối lượng đơn hàng có nhiều đơn hàng backlog thì sẽ giảm đơn hàng back order.
  • Quy trình xử lý đơn hàng phức tạp, hàng hóa cồng kềnh sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện. Điều này sẽ sẽ dẫn đến nguy cơ Back Order cao hơn.
  • Thời gian dự tính cho đơn hàng không chính xác. Năng lực của công ty logistics chưa đủ để giải quyết và cân bằng các đơn hàng Backlog và Back Order.

Trong chuỗi cung ứng thì việc tối ưu quy trình xử lý hợp lý, tăng cường năng lực quản lý để sắp xếp thời gian, nguồn hàng là rất quan trọng. Nhân viên và người quản lý nên tham khảo thêm nhiều khóa học và quy trình của chuỗi cung cứng để có thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo hơn. Hầu hết  những khái niệm này sẽ được dùng trong chuỗi cung ứng và cũng là các con số thống kê để đánh giá hiệu quả của ngành logistic. Cần phải có nhiều thời gian và chuyên ngành, kinh nghiệm mới có thể tối ưu và cân bằng Backlog và Back Order.


Có thể bạn sẽ quan tâm:

SKU là gì? Cách đặt mã SKU chuyên nghiệp

You May Also Like

More From Author

+ There are no comments

Add yours