Mua bán CIF và FOB ở nước ta như thế nào?

Estimated read time 10 min read

CIF và FOB là hai thuật ngữ không còn xa lạ đối với ngành dịch vụ vận tải ngày nay. Mua bán CIF và FOB được xem là các hoạt động xuất nhập khẩu thương mại quốc tế phổ biến. Cả hai chính là điều kiện được áp dụng vào hoạt động vận tải đường biển hay đường thủy nội bộ. Trong đó, bên bán có trách nhiệm với các thủ tục thông quan xuất khẩu, bên mua có trách nhiệm về thủ tục thông qua nhập khẩu, quá cảnh. Ở Việt Nam, ngành vận tải cũng dần chuyển mình với hình thức mua bán CIF và FOB, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng khá nhiều vấn đề.

Tìm hiểu về mua bán CIF và FOB

CIF là gì?

CIF là gì?

 

CIF có tên đầy đủ là Cost Insurance and Freight, có nghĩa là tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí. Đây là điều kiện giao hàng ở cảng đến mà người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình chỉ khi tàu đã cập bến. Người bán có trách nhiệm làm hợp đồng tàu biển cùng với việc đặt booking đóng các khoản phí liên quan, làm các thủ tục hải quan, mua bảo hiểm cho lô hàng và thông báo đến người mua ngày tàu chạy. Người mua nhận hàng, lấy chứng từ liên quan và chịu các rủi ro, tổn thất khi hàng được đưa qua lan can tàu. Cảng xếp hàng chính là địa điểm chuyển đổi mọi rủi ro từ bên mua qua bên bán.

FOB là gì?

FOB là gì?

 

FOB có tên đầy đủ là Free on Board, là điều kiện mà bên bán trực tiếp có trách nhiệm giao hàng trên tàu, bên mua chỉ định địa điểm hoặc mua hàng được giao với hình thức tương tự. Với hình thức FOB, những rủi ro và tổn thất khi hàng đã nằm trên tàu và chuyển đi sẽ bên mua sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Lan can tàu là nơi để chuyển đổi rủi ro trách nhiệm từ người mua sang người bán. Bên mua chịu mọi chi phí như bảo hiểm hàng hóa, thuê phương tiện vận tải, chịu các chi phí phát sinh khác nếu có trong quá trình hàng lên tàu và quá trình giao nhận.

Mua bán CIF và FOB ở nước ta như thế nào?

Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện nay dù đội tàu biển Việt Nam đã có được bước phát triển mạnh mẽ trong số tấn trọng tải tuy nhiên lại chưa có cơ cấu hợp lý ở đội tàu, chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh và khai thác của các chủ tàu Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Các hãng tàu lớn của chúng ta vẫn chưa có được sự hợp tác có hiệu quả từ các doanh nghiệp lớn xuất nhập khẩu hàng hóa ở trong nước, vì thế chưa tạo được thương hiệu trên thị trường vận tải ở cả khu vực và trên thế giới.

Tại những nước phát triển, người bán sẽ tìm cách giao hàng với điều kiện hợp đồng CIF khi xuất khẩu hàng hóa. Còn người mua sẽ luôn tìm cách đàm phán để mua hàng theo điều kiện giao trên tàu với giá FOB khi nhập khẩu hàng hóa. Trong khi ở Việt Nam, thường những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu lại làm ngược lại. Các doanh nghiệp xuất khẩu theo giá FOB khi xuất khẩu hàng, còn khi nhập khẩu hàng hóa lại tiến hành theo phương thức CIF. Việc mua bán CIF và FOB như thế này cũng mang lại nhiều mặt lợi và hại nhất định.

Đánh giá lợi ích và tác hại khi Mua bán CIF và FOB tại Việt Nam

Đánh giá về lợi ích

  • Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng Việt Nam lựa chọn bán FOB, mua CIF với mục đích là không phải mua bảo hiểm hàng hóa, không phải thuê tàu. Điều này giúp tránh được nhiều rủi ro xảy ra trong quá trình thuê tàu và mua bảo hiểm như: phí bảo hiểm hàng tăng, giá cước tăng hay không thuê được tàu, thuê tàu không phù hợp,…
  • Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải trong nước không có đủ kinh phí để trả trước cho bảo hiểm và cước phí vận tải. Vì thế họ chọn hình thức bán FOB cũng là giải pháp sẽ giúp giải quyết được tình trạng vốn một cách tốt nhất.
  • So với bán CIF thì bán FOB thường ít bị rủi ro hơn về mặt thanh toán. Nếu bán giá CIF, với những lô hàng có chi phí cao thì quá trình bán hàng mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến mất mát cũng lớn hơn.

Đánh giá về tác hại

Song song với lợi ích kể trên, mua bán CIF và FOB ở nước ta cũng tồn tại không ít mặt hại đối với doanh nghiệp lẫn đất nước như:

  • Chọn hình thức bán FOB sẽ làm lượng ngoại tệ thu về cho đất nước thấp hơn so với bán CIF
  • Trên thực tế, exporters thường sẽ thuê tàu, mua bảo hiểm hàng hóa ở các doanh nghiệp thuộc nước họ, do đó nếu như mua CIF, bán FOB, các doanh nghiệp Việt Nam nhường quyền cho bạn hàng thì vô tình đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như các hãng tàu chúng ta mất đi việc làm.
  • Khi chúng ta không giao dịch trực tiếp  với các hãng tàu và các công ty bảo hiểm hàng hải thì người thuê sẽ không được hưởng 1 khoản commission mà khoản này sẽ rơi vào tay bạn hàng.
  • Mua CIF có thể xảy ra tổn thất với hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán trực tiếp với bảo hiểm nước ngoài và các hãng tàu.

Giải pháp nào để mua bán CIF và FOB?

  • Trước hết, doanh nghiệp chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn các điều kiện về giá CIF và FOB trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ đó đẩy nhanh việc chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường nghiên cứu để tìm ra phương án thay đổi phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Để vay vốn cao hơn, doanh nghiệp  có thể thế chấp ngân hàng bằng cách dùng thư tín dụng (L/C). Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ nên kết hợp với nhau, tập hợp vốn lại để thực hiện nhập FOB, xuất CIF.
  • Các doanh nghiệp cũng cần có quy hoạch phát triển khoa học, hợp lý trong việc nâng cấp lực lượng để đủ sức đảm nhiệm vận chuyển hàng hóa với giá cược hợp lý và độ an toàn cao. Bên cạnh đó các doanh nghiệp dịch vụ vận tải cũng cần đầu tư nâng cao trình độ, kiến thức trong lĩnh vực  thương mại quốc tế, nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện mua bán CIF và FOB.

Kết luận

Những khó khăn ban đầu của những doanh nghiệp khi thực hiện đổi mới mua bán CIF và FOB có thể nói là khá lớn. Mong rằng với những chia sẻ của  Học viện Logistics Việt Nam có thể giúp các bạn tìm ra giải pháp hợp lý mang lại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu cao như mong đợi.


Có thể bạn sẽ quan tâm:

Top 7 dịch vụ ủy thác nhập khẩu Trung Quốc

 

 

You May Also Like

More From Author

+ There are no comments

Add yours