Vendor managed inventory là gì? Ưu điểm và nhược điểm của VMI

Estimated read time 11 min read

Vendor Managed Inventory đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp này với mục đích tối ưu hóa hàng tồn kho, giảm chi phí cho công ty. Vậy Vendor managed inventory là gì? VMI có ưu và nhược điểm gì? Những thông tin dưới đây của logistics-institute sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Vendor Managed Inventory (VMI) là gì?

Vendor Managed Inventory (VMI) là gì?

Vendor Managed Inventory (VMI), trong tiếng Việt có nghĩa là hàng tồn kho chịu sự quản lý của các nhà cung cấp. VMI được hiểu là phương pháp quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng, một công ty chia sẻ dữ liệu với nhà cung cấp về hàng tồn kho để nhà cung cấp đảm bảo rằng luôn có đủ số lượng cần thiết các mặt hàng dự trữ ở cơ sở người mua.

Trước đây, đối với phương pháp quản lý hàng tồn kho truyền thống thì bên công ty mua hàng sẽ đưa ra thời điểm, số lượng hàng dự trữ cần đặt. Còn ngày nay, hàng tồn kho được quản lý bởi nhà cung cấp thì họ có trách nhiệm bổ sung, tối ưu số lượng hàng tồn kho của công ty. Phương pháp này giúp đơn giản hóa việc mua hàng cũng như quản lý hàng tồn kho, tăng cường mối quan hệ với nhà cung cấp. Với Vendor Managed Inventory, đòi hỏi mức độ hợp tác sâu rộng, thiết lập mối quan hệ ở mức tin cậy nhất định giữa công ty mua và nhà cung cấp.

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng VMI?

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng VMI

Vendor Managed Inventory phù hợp với cả những môi trường có tính ổn định tương đối, ít thay đổi về nhu cầu, số lượng sản phẩm và phù hợp cả với các sản phẩm bán ra với số lượng ít, nhu cầu thay đổi lớn. 

VMI mang đến giải pháp tuyệt vời, tạo cơ hội tốt đến với nhà cung cấp. VMI cho phép cắt giảm công suất thừa để hướng đến hiệu quả sản xuất cao hơn, trong khi lại không cần giảm mục tiêu đáp ứng đơn đặt hàng và tăng lượng hàng tồn kho. Phương pháp này cũng được đánh giá là vô cùng hữu ích đối với các nguồn lực hạn chế, giúp xác định những đơn hàng có thể trì hoãn được mà không làm ảnh hưởng đến tổn thất cho các nhà bán lẻ.

Ưu nhược điểm của Vendor Managed Inventory

Ưu nhược điểm của Vendor Managed Inventory

Ưu điểm của Vendor Managed Inventory

Ưu điểm đối với công ty mua

  • Quản lý hàng tồn kho: Vendor Managed Inventory mang đến lợi ích lớn cho công ty mua trong việc quản lý mua hàng, quản lý hàng tồn kho được dễ dàng hơn. VMI cho phép tự động chia sẻ với nhà cung cấp dữ liệu hàng tồn kho, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa hàng tồn kho. Nhà cung cấp phải đảm bảo không bị quá tải hoặc hết hàng.
  • Không cần không gian dự trữ lớn: Khi nhà cung cấp quản lý hàng tồn, công ty không cần đến kho dự trữ mà chỉ giữ lại số lượng hàng yêu cầu trong thời gian nhất định. Mức hàng tồn sẽ được nhà cung cấp theo dõi, kiểm kê và bổ sung khi cần.
  • Giảm chi phí: Phương pháp Vendor Managed Inventory tiêu tốn ít lao động, tiết kiệm chi phí và doanh nghiệp có cơ hội để chuyển nguồn lực sang các lĩnh vực khác.
  • Tạo được sự tin tưởng của khách hàng: VMI giúp đảm bảo được mức dịch vụ tối ưu, khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào công ty mua và chốt đơn. Từ đó tăng thêm lòng trung thành của khách hàng, nâng cao hình ảnh công ty.

Ưu điểm đối với nhà cung cấp

  • Dự báo dễ dàng hơn: Vendor Managed Inventory giúp các nhà cung cấp có cái nhìn đầy đủ hơn về yêu cầu hàng tồn kho để tạo ra dự báo chính xác, giúp việc giao hàng liền mạch hơn, giúp linh hoạt trong những trường hợp biến động về nhu cầu.
  • Tối ưu hóa hàng tồn kho: Khi nhà cung cấp phát triển dự báo về nhu cầu và dự đoán chính xác đơn đặt hàng thì họ có thể tối ưu hàng tồn kho tốt hơn.
  • Tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng: Khi quản lý hàng tồn kho hiệu quả nghĩa là tăng niềm tin với nhà cung cấp. VMI mang đến những yêu cầu cần thiết nhằm giúp cải tiến quy trình của họ để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

Nhược điểm của Vendor Managed Inventory

Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích thiết thực nói trên, phương pháp Vendor Managed Inventory cũng tồn tại một số hạn chế như:

Nhược điểm đối với công ty mua

  • Giao quyền kiểm soát cho công ty khác: Áp dụng chiến lược VMI là giao quyền kiểm soát nhiều hơn cho công ty khác. Công ty mua cũng sẽ có những lo ngại lớn trong tính bảo mật nên sự hợp tác trở nên kém hiệu quả hơn. 
  • Khó tìm lại nguồn: Không ai đảm bảo sự hợp tác sẽ không có gián đoạn xảy ra. Khi sử dụng VMI do nhà cung cấp quản lý, có nghĩa là các doanh nghiệp cũng có thể bị ràng buộc với nhà cung cấp nên có khả năng chuyển sang quan hệ đối tác với một số nhà cung cấp khác nếu thấy hiệu quả hơn về chi phí.

Nhược điểm đối với nhà cung cấp

  • Gánh thêm trách nhiệm: Trở thành nhà cung cấp trong vai trò là quan hệ đối tác, Vendor Managed Inventory sẽ làm tăng khối lượng công việc lên, đồng thời họ cũng phải có trách nhiệm nhiều hơn đối với công ty mua. 
  • VMI không khả thi với đơn hàng nhỏ: Tối ưu hàng tồn kho với VMI sẽ khiến chi phí lao động tăng thêm. VMI chỉ có hiệu quả khi doanh nghiệp có nguồn thu đủ lớn để có thể tiếp nhận kho hàng của công ty mua.

Kinh nghiệm triển khai Vendor Managed Inventory

Kinh nghiệm triển khai Vendor Managed Inventory

Để áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho tối ưu với Vendor Managed Inventory, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược đúng đắn mới mang lại hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm dành cho bạn là:

Quản lý hàng tồn kho dựa trên nền tảng đám mây

Nếu không có hệ thống quản lý hàng tồn kho trên nền tảng đám mây thì việc thực hiện Vendor Managed Inventory chắc chắn sẽ không hiệu quả. Nền tảng này hoạt động trực tuyến hỗ trợ nhà cung cấp quyền truy cập dữ liệu hàng tồn kho theo thời gian thực. Và đương nhiên việc sử dụng phần mềm quản lý phải đảm bảo phù hợp với các nhu cầu của công ty mua.

Cần phải có thỏa thuận chắc chắn bằng hợp đồng

Việc thỏa thuận chắc chắn bằng hợp đồng sẽ đảm bảo được tính pháp lý cho đôi bên. Nếu nhà cung cấp quản lý hàng tồn kho thì thỏa thuận này cần phải nêu rõ các điều khoản có liên quan đến vị trí của hàng tồn kho, thỏa thuận về quyền sở hữu hàng tồn kho, về mức độ truy cập dữ liệu, hay mức độ kích hoạt phân phối,…

Phải cấp quyền cho nhà cung cấp

Khi thỏa thuận đã ký, nhà cung cấp phải được cấp quyền để truy cập vào dữ liệu được quy định trong hợp đồng. Thỏa thuận này gồm các lĩnh vực như tồn kho, sản xuất, bán hàng, trả lại sản phẩm, đơn hàng tồn đọng,…

Đánh giá hiệu suất KPI

Trong thỏa thuận Vendor Managed Inventory phải thiết lập các KPI liên quan đến việc quản lý hiệu suất của nhà cung cấp. Các chỉ số này cần phải được xem xét định kỳ nhằm đánh giá mức độ về việc tuân thủ của nhà cung cấp đối với các thỏa thuận. Điều này giúp đưa ra quyết định nếu tiếp tục hợp tác, giúp tinh chỉnh chính xác hơn các quy trình.

Kết luận

Hiểu được Vendor Managed Inventory là gì, tầm quan trọng và ưu nhược điểm của VMI sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng được chiến lược đúng đắn hơn, nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho và tiết kiệm chi phí trong kinh doanh. 

 

You May Also Like

More From Author

+ There are no comments

Add yours