Sản Xuất Tinh Gọn Là Gì? Lợi Ích Từ Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn

Estimated read time 6 min read

Sản xuất tinh gọn hay còn gọi bằng thuật ngữ tiếng Anh là Lean Manufacturing. Mô hình này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1950 và được xây dựng bởi hệ thống sản xuất Toyota (TPS). Tiêu chuẩn về sản xuất tinh gọn đã trở thành một mô hình sản xuất hoàn hảo mà chiều doanh nghiệp đang hướng tới. Sản xuất tinh gọn là gì? Lean Manufacturing mang đến những lợi ích gì sẽ được Học viện Logistics Việt Nam chia sẻ ở nội dung bên dưới!

Sản xuất tinh gọn là gì?

Sản xuất tinh gọn là gì?

Hệ thống sản xuất tinh gọn được gọi bằng tên tiếng Anh là Lean manufacturing. Phương pháp sản xuất tinh gọn được tạo ra nhằm loại bỏ các lãng phú về nguyên vật liệu, tinh giản quy trình sản xuất và cải thiện hiệu năng làm việc của nhân viên.

Hiện nay sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing không chỉ nằm trong ranh giới của các ngành sản xuất cơ khí, ô tô mà chúng còn phát triển ra các lĩnh vực hiện đại như chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, du lịch và ngân hàng. Thậm chí các lĩnh vực như văn phòng, bệnh viện và những cơ quan hành chính cũng đang áp dụng phương pháp Lean Manufacturing vào trong hệ thống của mình.

Mục tiêu của hệ thống sản xuất Lean Manufacturing

Hệ thống sản xuất tinh gọn là sự đóng góp của những người cùng làm việc trong cùng quá trình để cùng nhau khai thác kinh nghiệm, kỹ năng và trí óc giúp cải thiện quy trình sản xuất và tạo ra một kế hoạch tinh gọn, hướng đến việc cải tiến trong quá trình sản xuất. Lean Manufacturing hướng đến các mục tiêu cụ thể như:

  • Tối ưu hóa thời gian sản xuất giữa các công đoạn, cắt giảm những khoảng thời gian chờ không cần thiết.
  • Bố trí không gian của nhà máy, nguyên vật liệu và những vật dụng lưu trữ đúng vị trí. Khi cần tìm, cần sử dụng và bảo quản sẽ tìm đúng chỗ một cách nhanh chóng.
  • Cắt giảm nguồn nhân lực không cần thiết.
  • Sử dụng các tính năng trao đổi hiện đại với khách hàng và nhà cung cấp.

Những lợi ích từ mô hình sản xuất tinh gọn

Sử dụng đúng mô hình Sản xuất Tinh gọn (Lean Manufacturing) sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

  • Tăng năng suất làm việc của nhân viên khi chia vị trí công việc, không gian nguyên vật liệu và không gian lưu trữ khoa học.
  • Loại bỏ hao phí không cần thiết trong quá trình sản xuất. Từ nhân lực, nguyên vật liệu đến thời gian chờ đều được tối ưu hóa. Nhân lực, vật lực sẽ được tối ưu để cắt giảm các hoạt động không cần thiết giúp giá thành của sản phẩm cũng được linh hoạt và lý tưởng hơn.
  • Sản phẩm khi được sản xuất đúng quy trình sẽ đảm bảo kiểm tra nghiêm ngặt, hạn chế lỗi, tăng chất lượng lẫn sản lượng.
  • Giảm chi phí tồn kho khi tính toán đúng quy trình sản xuất. Điều này cũng giúp giảm các không gian của nhà kho, chi phí bảo dưỡng không cần thiết.
  • Đặc biệt, sản xuất tinh gọn sẽ trao quyền tham gia vào cải tiến chất lượng sản phẩm cho nhân viên khiến họ cảm nhận được sự cống hiến của mình vào công việc và làm việc hăng say, có trách nhiệm hơn.

Kết luận

Hiện nay các công ty dệt may tại Việt Nam như công ty dệt may Nhà Bè, Việt Tiến, Hòa Thọ đang sử dụng hệ thống Sản xuất Tinh Gọn và mang về hiệu quả sản xuất tối ưu. Ngoài ra, các công ty nước ngoài như: Toyota, giày Nike, công ty sản xuất chip Intel cũng đang ứng dụng mô hình Lean Manufacturing vô cùng hiệu quả. Mô hình sản xuất tinh gọn hiện đang được các doanh nghiệp trên toàn cầu ứng dụng và các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đa dạng. Hy vọng các thông tin về sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn tiếp cận với một quy trình sản xuất hiện đại, mang đến nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường hiện nay cho mọi lĩnh vực!

You May Also Like

More From Author

+ There are no comments

Add yours